1. Chuẩn bị
Các bộ phận cần có để thi công gồm:
Thanh đứng: có tác dụng chịu lực để đỡ hệ vách ngăn.
Thanh ngang U- Track: giúp định vị các thanh chính, được liên kết với thanh đứng bằng Ri-vê để .
Tấm thạch cao: dùng để tạo thành vách ngăn, để cố định tấm thạch cao người ta liên kết nó với thanh đứng và thanh ngang bằng ốc vít hoặc Ri-vê. Lu
2. Các bước thi công vách thạch cao
Bước 1:
Đo, đánh dấu các vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn
Bước 2:
Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn. Bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau 60cm. Dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.
Bước 3:
Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi cắt thanh ngang U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng làm thành khung cửa. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh ngang U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm.\
Bước 4:
Cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm.
Bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.
Bước 5:
Ghép các tấm thạch cao cạnh vát, lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng. Nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm. Bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm.
Khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm. Đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.
Bước 6:
Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi lăn sơn hoặc dán giấy màu để trang trí lên vách.
Bước 7:
Sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm tiến hành sơn bả bề mặt. Đến khi bề mặt bả đã khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao theo thiết kế.