SẢN PHẨM - DỊCH VỤ
Dịch vụ
Thi công ốp lát gạch
Thi công đá ốp lát
Thi công trần thạch cao
Thi công nội thất gỗ công nghiệp
Xây dựng nhà trọn gói
Sửa chữa, cải tạo nhà
Chống thấm dột công trình
Thiết kế kiến trúc
Thi công nhà phần thô
Cho thuê Cốp pha giàn giáo
Phòng xông hơi
Sản phẩm
Gạch ốp lát
Đá ốp lát
Trần thạch cao
Keo dán gach
Trần Nhôm Lam chống nắng
Sơn nhà trang trí
Đồng hồ
Nội thất gia đình
Nội thất phòng thờ
Phim cách nhiệt nhà kính
Vật liệu nhựa
Tấm bê tông siêu nhẹ
Máy móc thi công xây dựng
 
VIDEO CLIPS
Loading the player...
Phun sơn Pu đánh vecni đồ gỗ nội thất tại nhà
Thảm nhựa gai lưới chống trơn trượt nhà tắm
Thảm nhựa lót sàn chống nước mưa trơn trượt hành lang ban công
Thi công ốp lát gạch tại TP Vinh Nghệ An
Quy trình kỹ thuật trong thi công ốp lát gạch men
Sửa chữa cải tạo nhà trọn gói tại TP Vinh Nghệ An
Công ty kiến trúc nội thất Nghệ An
 
TRANG CHỦ | BẠN CẦN BIẾT
So sánh ưu nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp
Tin đăng ngày: 22/4/2020 - Xem: 1019
 

Gỗ công nghiệp hiện đang là một trong những lựa chọn hàng đầu trong việc trang trí nội thất nhất là với các hạng mục yêu cầu độ phẳng, độ bóng như tủ shop, kệ hàng, tủ quần áo…

Tính chất chung

Ưu điểm:

Dòng sản phẩm gỗ công nghiệp nổi tiếng ở khâu dễ thi công và có giá thành rẻ. Thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, nhà hàng với tuổi thọ của đồ ngắn. Tuổi thọ được khoảng 3 năm và nếu sử dụng đúng cách có thể lên đến hơn 5 năm.

Hạn chế:

Hạn chế của dòng sản phẩm gỗ công nghiệp là không chịu được nước, vì thế không nên dùng ván nhân tạo đặt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những cánh cửa bên ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Riêng với sản phẩm ván sàn nhà, tuy có thể lau chùi thường xuyên bằng nước nhưng vẫn bị hư hỏng nếu bị ngập nước trong một thời gian dài (đọng nước mưa, bể đường ống dẫn nước).

1. Gỗ MDF (Medium Density fiberboard) – Gỗ ép

Gỗ ép thuộc loại gỗ công nghiệp có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc thiết kế nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. Gỗ MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.

Trên thị trường hiện có 3 dòng sản phẩm gỗ MDF chính bao gồm: trơn, chịu nước và melamine.

Gỗ MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.

Gỗ MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.

Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.

– Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

2. Gỗ PB (Particle board) – Ván gỗ dăm

Là gỗ công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su, thông…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)…

Gỗ PB – Particle board – Ván gỗ dăm

Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Gỗ ván dăm thường có độ dày từ 8 đến 32 mm.

– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bở.

– Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất. Để có bề mặt đẹp thường được sơn phủ hoặc dán lớp Veneer.

3. Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine (dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.

– Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

4. Gỗ HDF (High Density fiberboard)

Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn. Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này, còn nếu bác nào tham rẻ, mua sàn gỗ rẻ tiền thì đa phần lõi là mdf.

Gỗ HDF được định hình từ những sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống như gỗ thật, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẫm mỹ vốn có của nó. HDF chuyên ứng dụng làm cửa với nhiều kiểu mẫu, sắc màu phong phú.

Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền tốt, chống sước và chống nước rất tốt. Giá chấp nhận được so với gỗ tự nhiên.

– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.

Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.

5. Gỗ Veneer

Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.

Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.

Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.

Thường được sử dụng làm vách, bàn ghế, tủ kệ trong nội thất sang trọng. Để chịu được nước, ẩm nên kết hợp với gỗ dán.

6. Gỗ PW (Plywood) – Gỗ ván ép hay Gỗ dán

Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này ko cần nói kỹ chắc nhiều người cũng biết rồi. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.

Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn… Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.

Ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau.

Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.

– Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

– Nhược điểm: Bề mặt gỗ xấu, là gỗ được dán keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bong giữa các lớp gỗ.

Thường được sử dụng làm bàn, vách, tủ kệ trong nội thất. Và cần phải phủ một lớp gỗ Veneer làm bề mặt.

-------------------------------------------------------------
🎁🎁🎁 MIỄN PHÍ THIẾT KẾ khi khách hàng ký kết hợp đồng thi công
➤ Nội dung thiết kế: Concept + Render 3D

 

 

Bạn cần biết
 
 
 
 
 
 
 
 
TÌM KIẾM NHANH
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 

Công ty sản xuất thi công nội thất Nghệ An 
Cơ sở 1: Số 68 Hồ Hữu Nhân, TP Vinh, Nghệ An
Cơ sở 2:  83 Phạm Hồng Thái, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0968.088.823
Email: noithatnamtuoc@gmail.com
Website: http://xaydungvinhnghean.com

Hôm nay: 490 - Tất cả: 782,771
DỊCH VỤ CÔNG TY

Công ty Nội thất Nam Tước
Trụ sở: 68 đường Hồ Hữu Nhân - TP Vinh - Nghệ An
Điện thoại:  096 808 8823
Email: noithatnamtuoc@gmail.com
Website: http://xaydungvinhnghean.com

Tin tức
  • Mẹo tiết kiệm nước khi sử dụng máy rửa bát
  • Sử dụng máy rửa bát đúng cách, bền đẹp
  • Bí quyết để có một gian bếp gọn gàng và sang
  • Lựa chọn máy hút mùi phù hợp với căn bếp nhà
  • Bí quyết sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả
  • THI CÔNG TRẦN, VÁCH THẠCH CAO TẠI THANH HÓA,
  • Công trình
  • Thi công vách chung cư đẹp tại chung cư Gia T
  • Xốp dán tường mới nhất
  • Nhà bác Lữ - Phúc Thọ
  • Nhà bác Hoàng - Nghi Phong
  • Nhà anh Thu- Nghi Ân
  • Nhà anh Tuấn chị Hằng - Phùng Chí Kiên
  • Design by TVC Media
    Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    096 808 8823