CÓ CÁC LOẠI TRẦN THẠCH CAO NÀO? ƯU NHƯỢC ĐIỂM MỖI LOẠI RA SAO?
Trong xây dựng hiện đại, các loại trần thạch cao ngày càng được yêu chuộng và ứng dụng rộng rãi bởi những tính năng ưu việt như nhẹ, có khả năng chống ẩm, chống cháy tốt, cách âm hiểu quả... Bên cạnh đó, sự đa dạng về mẫu mã cũng khiến trần thạch cao ngày càng được lòng khách hàng.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người băn khoăn rằng mỗi loại trần thạch cao khác nhau như thế nào và chúng có ưu nhược điểm riêng gì? Làm sao để lựa chọn được trần thạch cao phù hợp nhất với ngôi nhà của mình?
Thực chất, trần thạch cao thường được chia làm 2 loại chính là trần nổi và trần chìm- trần chìm gồm có trần phẳng và trần giật cấp. Ở bài viết này, Nội thất Nam Tước sẽ giúp các bạn có cái nhìn khách quan nhất về từng loại trần thạch cao.
1. TRẦN THẠCH CAO NỔI
Trần nổi dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương. Đối với các loại trần thạch cao này, khi thi công xong phần khung xương thì người thợ sẽ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho cho nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Thế nên ngoài tên gọi là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công.
Ưu điểm:
- Thi công đơn giản, nhanh gọn nên giúp tiết kiệm chi phí nhân công
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới
- Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần.
- Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau khi thi công
Nhược điểm:
- Trần nổi thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mã sẽ khó khăn.
- Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy các loại trần thạch cao nổi ít ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các công trình lớn như nhà xưởng, hội trường…
2. TRẦN THẠCH CAO CHÌM
Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.
2.1. Trần phẳng:
Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.
Ưu điểm:
- Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức
- Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.
- Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.
Nhược điểm:
- Các loại trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã.
- Dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Ví dụ, trong quá trình thi công, nếu xử lý mối nối không cẩn thận có thể khiến trần bị gồ lên hoặc lăn sơn không đều sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu đứng quay mặt về phía ánh sáng.
2.2. Trần thạch cao giật cấp
Ưu điểm:
Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp tăng tính quyến rũ, sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.
Phù hợp với tất cả các không giant hi công có lối kiến trúc khác nhau.
Nhược điểm:
Quá trình thi công phức tạp nên tốn nhiều công sức hơn so với thi công trần nổi
Khi trần bị hỏng hóc bạn phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới những tấm bị hư
Ngoài phân chia theo cấu tạo, người ta thường chia các loại trần thạch cao theo chức năng và phong cách. Ví dụ như theo chức năng sẽ có loại trần chống cháy, trần chống ẩm, trần cách âm…Theo phong cách sẽ có loại trần cổ điển, loại trần tân cổ điển, loại trần hiện đại…
Mỗi loại trần đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó, khi thi công bạn cần tham khảo thật kỹ và lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp nhất với công trình của mình, tránh phó mặc tất cả cho đội ngũ xây dựng. Ngoài ra, độ bền của sản phẩm cũng là điều bạn cần phải lưu tâm. Để đảm bảo độ bền của công trình thì bạn nên chọn thấm thạch cao của thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng.