Ngày nay, việc sử dụng trần thạch cao đang trở thành lựa chọn hàng đầu về ứng dụng trong trang trí nội thất ở hầu hết các công trình: từ nhà ở đến văn phòng, khu vực giải trí, khu thương mại…
• Trần thạch cao khung xương chìm (gọi tắt là Trần chìm) là gì:
Là trần thạch cao sau khi hoàn thiện không thấy khung xương, bên dưới được ốp tấm trần bằng thạch cao hoặc các loại tấm chuyên dụng khác và phải hoàn thiện bề mặt bằng sơn nước hoặc theo thiết kế
• Ưu điểm:
-Có thể thay đổi màu sơn sau khi lắp đặt.
- Có thể biến tấu qua các hình thức giật cấp, tạo hình, uốn cong,....
- Tạo ra trần phẳng nhìn giống như trần đúc
- Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi
• Ứng dụng:
- Làm trần trang trí phòng khách, phòng ngủ, khu vực đại sảnh, tiền sảnh, tiếp tân, nhà vệ sinh,.....
- Che chắn các hệ thống cơ điện, kết cấu dầm sàn phía trên trần bê tông, trên mái
QUY TRÌNH THI CÔNG TRẦN CHÌM
* TRÌNH TỰ THI CÔNG TRẦN CHÌM BASI
+ Bước 1: Lấy dấu chiều cao trần bằng tia laser. Ðánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên tường hay cột tại cos cao độ mặt duới khung trần.
+ Bước 2: Cố định thanh viền tuờng
Tùy thuộc vào loại tường/vách, sử dụng khoan bắn vít hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tuờng vào tuờng/vách.
Có thể bắn vít nở 3 đối với tường bê tông.
Cao độ lắp đặt thanh viền tường được lấy bằng cao độ hoàn thiện cộng với tổng chiều dày lớp tấm.
Cạnh nhỏ của thanh viền được liên kết vào tường/vách.
Khoảng cách giữa các đinh hoặc vít không đuợc lớn hơn 400mm.
+ Bước 3: Xác định điểm treo ty
Khoảng cách giữa các điểm treo ty là từ 800 ÷ 1000 mm.
Khoảng cách tối đa từ vách tới điểm treo ty đầu tiên là 600 mm
+ Bước 4: Phân chia luới của thanh chính
Chọn phương của thanh chính phù hợp với huớng bố trí của các điểm treo.
Nên chọn phương thanh chính sao cho việc lắp đặt tấm trần ít hao hụt nhất.
+ Bước 5: Lắp thanh chính BASI3050
Khoảng cách giữa hai thanh chính liên tiếp là từ 800 ÷ 1000 mm.
Khoảng cách tối đa từ vách tới thanh chính đầu tiên là 600 mm.
+ Bước 6: Lắp đặt thanh phụ BASI4000
Thanh phụ liên kết trực tiếp với thanh chính bằng ngàm răng cưa có trên thanh chính.
Khoảng cách giữa 2 thanh phụ liên tiếp là 406 mm (tương ứng với 11 mắt trên thanh chính).
Khoảng cách tối đa từ vách tới thanh phụ đầu tiên sát tường là 406 mm.
Thanh phụ được liên kết với thanh viền tường hoặc tường.
+ Bước 7: Căn chỉnh
Sau khi lắp đặt xong,cần phải căn chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.
Kiểm tra lại cao độ cho chính xác bằng máy lazer.
Sau khi lắp đặt khung, tiến hành căn chỉnh khung với sai số độ phẳng không quá 5mm
+ Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Liên kết tấm vào khung bằng vít, phải siết cho dầu vít chìm vào trong mặt tấm.
Chiều dài (dọc) của tấm nên lắp vuông góc với thanh phụ.
Khoảng cách tối đa giữa các vít không quá 300 mm.
Quy cách lắp đặt một lớp tấm trên khung trần chìm BASI
Quy cách lắp đặt hai lớp tấm trên khung trần chìm BASI
Thứ tự lắp tấm lớp 1 & 2 phải cùng chiều với thứ tự lắp thanh phụ
Lắp tấm so le không trùng mép nhằm hạn chế việc nứt trần
+ Bước 9: Xử lý mối nối tấm
Hình 1: Trộn bột với nước theo tỷ lệ trọng lượng 2:1 thật đều.Sử dụng trong khoảng thời gian 90 phút.
Hình 2: Trét kín các mối nối, bề ngang khoảng 10 cm để dán băng xử lý mối nối.
Hình 3: Dán và dùng bay miết cho băng xử lý mối nối dính chặt vào tấm thạch cao.
Hình 4: Trét bột lên bề mặt 3 lớp đảm bảo bang xử lý mối nối dính chặt không bị phồng lên.
Hình 5: Bả trên toàn bộ bề mặt thạch cao để tạo nhẵn tuyệt đối bằng Gypfine T.