Hơi ẩm từ vùng đất có nhiều ao hồ, sông rạch hoặc mùa mưa kéo dài là những tác nhân gây tổn hại các công trình xây dựng, nhà ở rất lớn vì chúng sẽ thẩm thấu qua các liên kết giữa sơn, vữa, gạch… khiến hỗn hợp này mất dẫn tính kết dính, dễ bong tróc. Nguyên do chính, lớp gạch hoặc vữa thông thường không thể ngăn được sự thẩm thấu của nước mưa hoặc hơi ẩm. Dù không gây hậu quả trước mắt nhưng tình trạng ẩm kéo dài dễ khiến trên bề mặt trần nhà, vách, xuất hiện nhiều lớp nấm móc, đen ố, gây mất thẩm mỹ, tuổi thọ ngôi nhà ngắn hơn. Bên cạnh đó, đây cùng là nguyên nhân làm giảm chất lượng môi trường sống cho gia đình bạn.
Theo các chuyên gia, những khu vực đặc trưng của ngôi nhà như trần, tường nhà, vách nhà vệ sinh, hồ bơi, hầm để xe, khu bếp… chủ nhà nên có một giải pháp chống ẩm tối ưu và an toàn ngay từ bước đầu khởi công xây dựng.
Giải pháp cho câu chuyện chống ẩm
Nói đến giải pháp chống ẩm quen thuộc cho trần, vách thì cần nhắc đến các loại tấm thạch cao vì dễ ứng dụng và đảm bảo được tính thẩm mỹ… Với cấu trúc vượt trội về khả năng chống ẩm, tấm thạch cao chống ẩm Gyproc sẽ là lựa chọn tối ưu cho người dùng. Tấm thạch cao chống ẩm Gyproc cho phép chủ nhà lắp đặt sản phẩm ở những vị trí có độ ẩm cao như tường, trần, khu vực nhà tắm, bếp…
Bên cạnh thạch cao, một vật liệu khác hiện được nhiều kiến trúc sư và chủ nhà ưa chuộng lựa chọn là tấm calcium silicate (hay còn gọi là tấm cứng). Đây là vật liệu đã được sử dụng phổ biến ở một số nước phát triển như một giải pháp hiệu quả không chỉ chống ẩm mà còn có độ bền cao, chống mối mọt. Sau quá trình nghiên cứu, các chuyên gia kỹ thuật đánh giá tấm cứng là vật liệu rất thích hợp với đặc trưng thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tại Việt Nam. Sản phẩm nổi bật có thể kể đến là tấm cứng DURAflex được sản xuất bởi công ty Vĩnh Tường.