Nội thất Nghệ AN - Làm đẹp không gian sống của bạn
------------------------
Cấu tạo trần thạch cao
Nhìn chung, tất cả các loại trần thạch cao( giật cấp, trần khung nổi hay trần khung xương chìm) đều có cấu tạo cơ bản bao gồm: thanh chính, thanh viền tường, thanh phụ,và các tấm thạch cao. Trần thạch cao có rất nhiều ưu điểm và nổi bật là có khả năng cách âm, chống cháy, chống ẩm, có độ bền cao.
Có các loại trần thạch cao cơ bản:
- Trần nổi thạch cao( hay còn gọi là trần thả): Loại trần này có đặc điểm là hệ thống khung viền lộ ra ngoài, các tấm ghép thạch cao không đòi hỏi phức tạp như trần chìm. Thi công trần thạch cao nổi khá nhanh chóng, dễ bảo trì, linh hoạt trong sửa chữa vì có thể tháo rời từng tấm thạch cao mà không ảnh hưởng đến những khu vực khác.
- Trần thạch cao chìm: Điểm cộng lớn nhất cho loại trần này chính là tính thẩm mỹ cao của nó. Với những mẫu trần thạch cao chìm đa dạng, gia chủ có thể kết hợp với hệ thống đèn trang trí để tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian. Khi thi công trần thạch cao chìm, các chi tiết, mối nối phải được đo đạc và cố định một cách chuẩn xác cho nên trần thạch cao chìm đạt tính thẩm mỹ cao vì không có bất kỳ một vết hở nào.
Ứng dụng trần thạch cao:
- Ngày nay, người ta sử dụng trần thạch cao trong rất nhiều không gian khác nhau. Với những mẫu trần thạch cao nổi, người ta thường dùng trong văn phòng, bệnh viện, phòng trọ bởi nó phù hợp với đặc trưng không gian của những nơi này. Một số mẫu trần chìm đẹp như trần chìm một màu, trần chìm kẻ sọc, trần thạch cao vòm cổ điển thường được dùng trong các không gian nhà ở, nhà hàng, khách sạn, biệt thự lớn,..
- Trần thạch cao mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, nó là sự lựa chọn hàng đầu cho những công trình kiến trúc xây dựng hiện nay. Hi vọng với những thông tin về trần thạch cao hữu ích trên đây, bạn đã có được lựa chọn cho ngôi nhà tương lai của mình.
Nội thất Nam Tước luôn đồng hành cùng bạn