Hôm nay Xây dựng Nghệ An sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình đánh bóng sàn bê tông sơ bộ để các bạn có thể tham khảo các bước chính trong công việc tiến hành đánh bóng nền bê tông. Để công việc đánh bóng được diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất, chúng tôi yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành.
Quy trình đánh bóng nền bê tông
Bề mặt sàn bê tông trở nên hoàn thiện sau khi thực hiện quy trình đánh bóng sàn bê tông của Xây dựng Nghệ An
Quy trình mài bê tông đúng chuẩn là một quy trình được thực hiện theo những công đoạn, trình tự nhất định. Qua đó khiến công việc thi công đánh bóng sàn bê tông trở nên dễ dàng mà lại đạt hiệu quả cao nhất khi thi công. Quy trình đánh bóng nền bê tông thường được chia thành 5 bước chính sau:
Bước 1: Mài phẳng nền bê tông, xử lý các lồi lõm, khuyết điểm trên bề mặt sàn.
Bước 2: Mài tạo độ nhẵn cần thiết cho sàn bê tông.
Bước 3: Tăng cứng bằng hoá chất
Bước 4: Tiến hành đánh bóng sàn bê tông với máy đánh bóng cao cấp cùng loại đĩa mài sàn phù hợp.
Bước 5: Kiểm tra, xử lý, khắc phục những điểm chưa được hoàn thiện của công trình. Khi đã hoàn thiện tiến hành bàn giao cho khách hàng.
Việc thi công đánh bóng sàn bê tông được diễn ra như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn vào các bước được nêu ra ở trên để tiến hành thi công mài và đánh bóng sàn bê tông. Để các bạn có thể nắm sơ bộ quy trình tuần tự từ đó rút ra kinh nghiệm để thi công.
Bước 1: Xác định nền bê tông cần mài là lộ cốt liệu hay mài bóng cát.
Mài lộ cốt liệu
-Là hình thức mài lộ ra các chi tiết như đá, sỏi bên trong bê tông. Cùng với đó là kết hợp với làm bóng sàn để có một bề mặt nền bê tông đẹp và có sự hiện diện của các chi tiết thẩm mỹ như đá sỏi bên trong một cách tự nhiên.
-Nếu là nền bê tông mới đổ chúng ta bắt đầu mài với đầu số 30 để mài làm lộ cốt liệu, lộ sỏi ẩn bên trong.
-Nếu là sàn bê tông đã cũ, lồi lõm không bằng phẳng hoặc có lớp sơn Epoxy cũ lăn phía trên. Chúng ta cần phải tiến hành phá bỏ các ụ nổi, lồi lõm và phá lớp sơn epoxy cũ phía trên với đĩa mài sàn thép đầu số 16#. Sau đó sử dụng đầu số 30# để làm phẳng lại cho bề mặt nền bê tông trước khi mài mịn nền bê tông ở các bước tiếp theo.
Mài lộ cát
-Mài lộ cát được gọi tên với nhiều cái tên khác nhau như: đánh bóng nền bê tông, đánh bóng sàn, tăng cứng nền bê tông. Nhưng nói theo giới chuyên gia thì đây chính là mài lộ cát.
-Đối với quy trình đánh bóng sàn bê tông mài lộ cát thì có phần đơn giản hơn, chúng ta chỉ cần 1 thao tác duy nhất đó là sử dụng loại đĩa mài có đầu số 30# để phá bỏ một lớp trên bề mặt, cũng như làm phẳng sơ bộ cho đề mặt để tiến hành mài mịn ở các bước sau.
Bước 2: Xóa các vết xước lớn do đĩa mài 30# tạo ra ở bước 1
-Sử dụng các loại máy mài sàn công nghiệp cỡ lớn, tốc độ cao và các loại đĩa mài tuần tự là 50#, 80# để mài nhằm làm xóa mờ đi các dấu vết trầy xước lớn mà đầu số 30# đã tạo ra trước đó khi chúng ta tiến hành mài phá.
-Đĩa mài 50# và 80# không phải là các đĩa mài mịn và vẫn gây ra các vết xước trên mặt nền bê tông. Tuy nhiên nó lại làm mờ đi các vết xước lớn do đầu số 30# gây ra, mục đích của bước này là để tạo ra những vết xước vừa phải trước khi bước vào mài mịn nên bê tông ở các bước sau.
-Ngoài ra bước này cũng làm giảm đi độ hao mòn của các đĩa mài mịn tiếp theo. Nhằm tiết kiệm chi phí mua đĩa và làm tăng thêm độ bóng cho sàn bê tông sau khi thi công. Hãy thật lưu ý ở điểm này bạn nhé.
Bước 3: Mài mịn bề mặt sàn bê tông với các đầu số lớn hơn
-Lần lượt sử dụng máy mài sàn với các đĩa mài có đầu số 100#, 150# và 200# 250#. Để xoá đi các vết xước lớn ở trên và từ từ làm mịn lại bề mặt sàn bê tông.
-Để hiệu quả thi công được tối ưu nhất và làm giảm thiểu lượng bủi bẩn thải ra khi mài sàn bê tông với các loại đĩa mài kể trên. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên mài kết hợp với nước. Hoặc các sáp nhập khẩu, sáp hỗ trợ đánh bóng sàn bê tông để giảm tối thiểu lượng bụi bẩn và tăng độ mịn bóng cho việc thi công đánh bóng sàn bê tông.
-Mài đĩa mài 250# với nước 2 3 lần để xoá bỏ hết tất cả các vết xước lớn trước đó được tạo ra trên bề mặt sàn bê tông để tiến hành tăng cứng cho bề mặt sàn ở các bước tiếp theo của quy trình đánh bóng sàn bê tông chuẩn.
-Sử dụng tiếp máy mài tay để tiến hành mài các góc cạnh, chân tường, chân cột để tiến hành vệ sinh làm sạch.
Xem thêm: Phục hồi cho sàn bê tông
mài tạo độ mịn cho sàn bê tông trước khi tiến hành phủ hoá chất tăng cứng
Mài tạo mịn cho bề mặt sàn bê tông trước khi tiến hành phủ hoá chất tăng cứng.
Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ nền bê tông trước thi phủ hoá chất
-Sử dụng máy hút bụi hút nước công nghiệp cỡ lớn, thu gom, hút tất cả các bụi bẩn, nước dơ thải ra trên bề mặt sàn trong quá trình thi công.
-Thu gom tất cả các vật dụng, vật liệu thi công trên bề mặt sàn để tiến hành phủ hoá chất lên bề mặt nền bê tông trong bước tiếp theo.
Bước 5: Phun hoá chất tăng cứng deco hoặc hardener
-Phun một lớp hoá chất vừa đủ lên bề mặt sàn bê tông. Với hoá chất tăng cứng sàn deco chúng ta có mức định sử dụng là 20l / 600m2. Với các loại hoá chất khác hãy hỏi người bán hàng, nhà cung cấp mức định sử dụng của nó là bao nhiêu khi mua.
-Nếu sử dụng hoá chất tăng cứng của deco, sau khi phun hoá chất lên bề mặt chúng ta cần chờ từ 12 – 24h để cho hoá chất có thể thẩm thấu hết xuống bề mặt sàn bê tông cần được đánh bóng.
Bước 6: Tiến hành đánh bóng sàn bê tông
-Bước đánh bóng sàn bê tông là một bước đơn giản, bước này phụ thuộc vào sự đòi hỏi của khách hàng cần thi công. Nếu khách hàng yêu cầu độ bóng cao, chúng ta sử dụng lần lượt từ các đầu số từ nhỏ đến lớn như: 400# 500# 800# 1000# 1500# 2000# đến khi đạt yêu cầu của khách hàng thì ngưng.
-Lưu ý để sàn có độ bóng cao nhất ở bước này chúng ta cần phải tiến hành mài khô. Nên kết hợp với các loại hoá chất đánh bóng sàn bê tông deco cùng máy đánh bóng sàn để có thể làm tăng thêm độ bóng cho bề mặt sàn trong quá trình đánh bóng.
Đánh bóng sàn bê tông với máy đánh bóng tốc độ cao
Đánh bóng sàn bê tông với máy đánh bóng sàn tốc độ cao nhằm mang đến độ bóng bẩy nhất cho bề mặt sàn bê tông.
Kết thúc quá trình thi công đánh bóng sàn bê tông
Những lưu ý khi thi công đánh bóng sàn bê tông
-Kiểm tra độ phẳng của mặt sàn bê tông, xác định được độ lồi lõm cao thấp… Nhận biết được đặc điểm của bề mặt sàn và lên kế hoạch thi công trước khi tiến hành thi công theo quy trình đánh bóng sàn bê tông được nêu lên ở phía trên của chúng tôi.
-Cần tìm hiểu những công việc thi công khác của công trình như: phun sơn nước lên tường, phun sơn bột bả và các đơn vị thi công khác. Bởi những vật liệu, chất liệu khác được nêu ra ở trên sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của bề mặt sàn, khiến sàn không được đều màu và đẹp làm giảm thẩm mỹ của mặt sàn khi thi công.
-Thận trọng trong từng bước thực hiện nếu là những đội thi công mới lần đầu thực hành. Bởi nếu chỉ một sai xót mặc dù là nhỏ nhưng có thể gây nên những ảnh hưởng cực kỳ lớn đến kết quả của việc thi công và rất khó để có thể khắc phục được nếu không đủ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm: Báo giá thi công đánh bóng sàn bê tông
Lời kết cho quá trình đánh bóng sàn bê tông
-Công việc thi công theo quy trình đánh bóng nền bê tông của Xây dựng Nghệ An là một việc không hề dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo cho những đội làm dịch vụ đã và đang hoặc đã từng trải qua công việc thi công đánh bóng sàn bê tông.
-Đối với khách hàng không có chuyên môn trong công việc thi công, chúng tôi khuyên các bạn hãy liên hệ đến các đội dịch vụ thi công mài sàn bê tông, đánh bóng bê tông nhằm tránh những rắc rối cho mặt sàn bê tông. Bởi nhiều lúc chi phí để sửa chữa, khắc phục lại cao hơn rất nhiều so với việc thi công mới với một bề mặt sàn bê tông.
-Hãy liên hệ ngay với Xây dựng Nghệ An qua hotline để được đến tận nơi khảo sát báo giá chi tiết về dịch vụ mài sàn bê tông của chúng tôi nhé. Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho khách hàng hiểu thêm đôi chút về việc thi công đánh bóng theo quy trình đánh bóng nền bê tông chuẩn của chúng tôi.